Nội dung chính
ToggleTín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon (carbon credit) là đơn vị được sử dụng để chỉ lượng giảm phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính (tính theo tấn CO2tđ) từ hoạt động của các dự án khí nhà kính. Tín chỉ carbon được cấp cho các dự án mà hoạt đông dẫn đến sự giảm phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính có thể thẩm tra và đo lường được. Các tín chỉ carbon có thể được trao đổi, mua bán và sử dụng bởi các tổ chức để bù đắp lượng phát thải của họ hoặc để tuân thủ các quy định và cam kết về giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Tín chỉ carbon đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để kiểm soát biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Thị trường carbon là gì?
Thị trường carbon là hệ thống trao đổi, mua bán các tín chỉ carbon. Các công ty hay tổ chức trong ngắn hạn thường không thể hoàn toàn giảm thiểu phát thải khí nhà kính của họ. Họ có thể sử dụng các thị trường carbon để bù đắp cho các phát thải khí nhà kính của mình bằng việc mua các tín chỉ carbon từ các các nhân/tổ chức có hoạt động loại bỏ hay giảm phát thải các khí nhà kính.
Có hai loại thị trường carbon cơ bản: thị trường tuân thủ và tự nguyện.
Thị trường tuân thủ: được được thúc đẩy bởi các chính sách của chính phủ hoặc các thỏa thuận có tính pháp lý.
Thị trường tự nguyện: đề cập đến việc ban hành, mua và bán các tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện.
Nguồn cung hiện tại của các tín chỉ carbon tự nguyện đến chủ yếu từ các tổ chức tư nhân phát triển các dự án carbon, hay các chính phủ phát triển các chương trình được chứng nhận theo các tiêu chuẩn carbon tạo ra sự loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.
Nhu cầu đối với các tín chỉ carbon đến từ các cá nhân, tổ chức muốn bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của họ, các tổ chức có mục tiêu phát triển bền vững và các chủ thể khác muốn trao đổi tín chỉ carbon ở mức giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận.
Tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Tại nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định lộ trình cụ thể về phát triển thị trường carbon trong nước. Cụ thể, đến năm 2025 các cơ quan có trác nhiệm thuộc Chính phủ sẽ tiến hành thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, nâng cao năng lực, nhận thức về phát triển thị trường carbon. Tiếp đó sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được chính thức tổ chức vận hành vào năm 2028.
Năm 2023, Liên minh châu Âu đã thông qua cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM). Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu về các tín chỉ carbon từ các cơ sở sản xuất xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh Châu Âu thuộc nhóm các ngành bị điều chỉnh bởi cơ chế CBAM. Theo CBAM, các nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU sẽ phải đăng ký với cơ quan quản lý trong liên minh và mua tín chỉ carbon (tương ứng với lượng phát thải) với mức giá bằng mức giá trung bình hàng tuần của các giấy phép phát thải trong hệ thống buôn bán phát thải của EU (EU ETS). Thông thường các giá giấy phép phát thải này cao hơn nhiều so với giá của các tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn mua các tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện để thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ của mình. Cơ chế này sẽ chính thức thực hiện từ năm 2026.
Tín chỉ carbon theo chương trình Tiêu chuẩn carbon được thẩm tra (VSC – Verified Carbon Standard Program)
Chương trình tiêu chuẩn carbon được thẩm tra (Verfied Carbon Standard (VSC) Progam) là chương trình tín chỉ carbon được sử dụng rộng rãi nhất. Tất cả các dự án hoặc chương trình VCS đều phải hoàn thành các bước phát triển và quá trình đánh giá chặt chẽ trước khi đăng ký với chương trình VCS. Các dự án được đăng ký trong chương trình VCS được cấp các tín chỉ carbon đặc trưng gọi là các đơn vị carbon được thẩm tra (hoặc VCUs – Verified Carbon Units). Mỗi VCUs thể hiện lượng giảm phát thải hoặc loại bỏ một tấn CO2tđ có được thông qua dự án. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của VCS đảm bảo tất cả các đơn vị VCUs thể hiện lượng giảm, loại bỏ phát thải khí nhà kính là thực tế, đo lường được, được thẩm tra độc lập, ước tính thận trọng và được liệt kê một cách minh bạch.
Các loại dự án nào có thể tham gia VCS
Phạm vi của các dự án VCS rất rộng bao gồm các hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ các phát thải khí nhà kính, cải thiện sinh kế và bảo tồn tự nhiên. Các dự án VSC được phân loại theo phạm vi ngành, bao gồm
Năng lượng
Công nghiệp sản xuất
Công nghiệp hóa chất
Xây dựng
Giao thông vận tải
Khai thác, sản xuất khoáng sản
Sản xuất kim loại
Sự rò rỉ khí nhà kính – từ nhiên liệu (chất rắn, dầu mỏ, khí đốt)
Sự ro rỉ khí nhà kính – tcác khí công nghiệp (halo carbon, SF6)
Sử dụng dung môi
Xử lý và thải bỏ chất thải
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (trồng từng, tái trồng rừng, chăm sóc cải thiện rừng, quản lý sử dụng đất)
Quản lý chất thải và chăn nuôi
Lưu trữ và thu giữ carbon
Làm thế nào để đạt các tín chỉ đơn vị carbon được thẩm tra (VCUs – Verified Carbon Units)
Các tín chỉ carbon được thẩm tra (VCUs) được cấp cho các lượng giảm phát thải, loại bỏ khí nhà kính từ hoạt động của dự án khí nhà kính đã được thẩm định và thẩm tra theo quy trình trong Hình 2.
Thời gian chuẩn bị và thực hiện các dự án kéo dài 1-2 năm trước khi được thẩm định và đưa vào triển khai. Vì vậy, các doanh nghiệp cần TRIỂN KHAI NGAY từ bây giờ để sớm đạt được các tín chỉ carbon đưa vào trao đổi trên thị trường.
LIÊN HỆ NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Dịch vụ tư vấn tín chỉ carbon của CGLOBAL
CGLOBAL là thành viên mạng lưới một tổ chức chứng nhận và giám định có trụ sở chính tại Hoa Kỳ (tại California và South Carolina, United States). Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu các tiêu chuẩn quốc tế về dự án khí nhà kính, tín chỉ carbon: VCS, CDM, ISO 14064-2, GHG protocol…
CGLOBAL phối hợp cùng với đối tác là Viện nghiên cứu kiểm nghiệm Hàn Quốc (KTR – Korea Testing & Research Institute) để cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thẩm định/thẩm tra các dự án khí nhà kính. KTR là đơn vị được UNFCCC công nhận là cơ quan thẩm tra/thẩm định các dự án khí nhà kính theo cơ chế phát triển sạch (CDM) từ năm 2012. Vì vậy, chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai dịch vụ tư vấn, phát triển các dự án giảm phát thải/loại bỏ khí nhà kính ở tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp đến các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp…với thủ tục đơn giản, nhanh gọn
Quy trình tư vấn dịch vụ tín chỉ carbon của CGLOBAL
Bước 1: Thảo luận với khách hàng về ý tưởng phát triển dự án
Bước 2: Xác định tính khả thi của dự án
Bước 3: Xây dựng hồ sơ, ước tính lượng giảm phát thải/hấp thụ khí nhà kính của dự án
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký dự án lên Verra Registry
Bước 5: Hỗ trợ quá trình thẩm định dự án và đăng ký thực hiện dự án
Bước 6: Hỗ trợ quá trình theo dõi, thẩm tra lượng giảm phát thải/hấp thụ từ dự án.
GỌI NGAY HOTLINE: 0981 664 880 để được nhận được ưu đãi tốt nhất từ chúng tôi
Liên hệ
GLOBAL INSPECTION AND CERTIFICATION NETWORK | CGLOBAL
CGLOBAL tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Lô A03/D7, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0981 664 880 Email: hn.vn@cglobal.us
CGLOBAL tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà số 232/1/3 đường Bình Lợi, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0981 002 880 Email: hcm.vn@cglobal.us