Giới Thiệu Về FSVP
Chương trình Xác minh Nhà cung cấp Nước ngoài (Foreign Supplier Verification Program – FSVP) là một yêu cầu quan trọng trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (Food Safety Modernization Act – FSMA) của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Chương trình này yêu cầu các nhà nhập khẩu thực phẩm tại Hoa Kỳ phải xác minh rằng thực phẩm nhập khẩu được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn tương đương với các quy định của Mỹ, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đối Tượng Cần Thực Hiện FSVP
FSVP là chương trình do FDA quy định đối với các nhà nhập khẩu thực phẩm tại Hoa Kỳ. Theo định nghĩa tại Mục 21 Bộ Luật Liên Bang (CFR) Phần 1.500, nhà nhập khẩu thực phẩm là những đối tượng sau:
– Chủ sở hữu hoặc người nhận hàng tại Hoa Kỳ của một mặt hàng thực phẩm.
– Đại lý hoặc đại diện tại Hoa Kỳ của chủ sở hữu hoặc người nhận hàng tại thời điểm nhập khẩu.
Theo quy định của FDA, nếu nhà nhập khẩu mua một loại thực phẩm nhất định từ các nhà cung cấp khác nhau thì mỗi nhà cung cấp đó sẽ phải có một FSVP riêng. Tương tự, nếu nhà nhập khẩu mua nhiều loại thực phẩm khác nhau từ một nhà cung cấp thì mỗi loại thực phẩm cũng sẽ cần phải có một FSVP riêng. Như vậy, mỗi FSVP sẽ chỉ có hiệu lực cho một nhà cung cấp và một mặt hàng thực phẩm nhất định.
Tập đoàn chứng nhận và giám định CGLOBAL (cglobal.us) có trụ sở tại Mỹ (https://cglobal.us/) là Đại diện FSVP Agent được chỉ định hợp pháp tại Hoa Kỳ (tuân thủ Đạo luật FSMA) sẽ giúp khách hàng chứng minh sự tuân thủ và đáp ứng được FSVP và đạt được chứng nhận/xác nhận FSVP hợp pháp.
Tại Sao Cần Đánh Giá, Xác Minh Và Chứng Nhận FSVP?
Việc tuân thủ FSVP không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích:
- Tuân thủ quy định của FDA: Giúp nhà nhập khẩu đủ điều kiện được phép nhập hàng vào Mỹ và nhà sản xuất tại nước xuất tránh bị từ chối nhập khẩu hoặc gặp vấn đề pháp lý.
- Tăng độ tin cậy trên thị trường quốc tế: Các nhà cung cấp được nhà nhập khẩu đánh giá, xác minh tuân thủ FSVP sẽ được đánh giá cao trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Đảm bảo thực phẩm nhập khẩu không chứa mối nguy hại đến sức khỏe.
- Giảm thiểu rủi ro thu hồi sản phẩm hoặc bị đình chỉ xuất khẩu: Giúp cả nhà nhập khẩu và nhà sản xuất đáp ứng được các quy định FSVP ngay từ khi ký kết hợp đồng mua hàng, ngăn người rủi ro bị FDA đình chỉ xuất khẩu khi chưa đáp ứng được FSVP (mặc dù đã có mã số xuất khẩu do FDA cấp, có US agent và chứng nhận FDA).
Các sản phẩm được miễn trừ khỏi chương trình FSVP
Mặc dù các yêu cầu của FSVP áp dụng cho hầu hết thực phẩm nhập khẩu được FDA quản lý. Nhưng một số loại thực phẩm nhập khẩu nhất định không nằm trong quy định của FSVP. Miễn trừ này bao gồm các sản phẩm:
- Một số sản phẩm nước trái cây, cá và thủy sản: Đã được xác minh theo quy định về phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) của FDA đối với các sản phẩm đó;
- Thực phẩm sử dụng cho mục đích nghiên cứu hoặc đánh giá;
- Thực phẩm cho mục đích tiêu dùng cá nhân;
- Đồ uống có cồn, thực phẩm được trung chuyển;
- Thực phẩm nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu trong tương lai;
- Thực phẩm xuất khẩu từ Mỹ và trở lại Mỹ mà không được sản xuất/chế biến ở nước ngoài;
- Một số sản phẩm thịt, gia cầm và trứng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quản lý.
Dịch Vụ Đánh Giá, Xác Minh Và Chứng Nhận FSVP Chuyên Nghiệp Từ CGLOBAL
Đại diện FSVP Agent được chỉ định hợp pháp tại Hoa Kỳ cho Chương trình FSVP. Để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và tuân thủ FSVP, CGLOBAL cung cấp dịch vụ đánh giá xác minh FSVP với các giải pháp:
– Đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp có đủ năng lực về thực hiện kiểm soát phòng ngừa (PCQI -Preventive Controls Qualified Individual) theo quy định của FDA theo luật FSMA.
– Thực hiện các công việc và nghĩa vụ của nhà nhập khẩu thay cho người mua, đại diện (Qualified Individual) thực hiện đánh giá, xác minh FSVP xuyên suốt nhằm vượt qua kỳ thanh tra của FDA.
– Định kỳ đánh giá (audit) nhà xưởng theo chuẩn FSMA (cGMP, HACCP theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ) và các yêu cầu của FSVP để đảm bảo duy trì các công việc và nghĩa vụ của nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
– Hỗ trợ đăng ký mã số cơ sở xuất khẩu FDA, đứng đại diện US Agent và tư vấn, check nhãn bao bì thực phẩm đạt chuẩn theo quy định FDA.
Xem dịch vụ của CGLOBAL: https://cglobal.vn/dang-ky-chung-nhan-fda-hoa-ky/
Chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp toàn diện và tối ưu, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, hạn chế gặp rào cản pháp lý.
Nhận báo giá ngay bây giờ từ CGLOBAL
Tại Sao Nên Chọn Dịch Vụ Chứng Nhận FSVP Từ CGLOBAL?
- Kinh nghiệm và chuyên môn: CGLOBAL có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và tuân thủ quy định FDA.
- Dịch vụ toàn diện: Hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu đánh giá, xây dựng hồ sơ FSVP đến quá trình xác minh liên tục.
- Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt: Giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu theo FSMA, giảm thiểu rủi ro pháp lý.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Quy trình tối ưu giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xét duyệt và tiết kiệm chi phí so với việc tự triển khai.
- Hỗ trợ tận tình: Hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết trong suốt quá trình thực hiện FSVP.
Những Yêu Cầu Cơ Bản Của FSVP
Theo quy định của FDA, nhà nhập khẩu phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác minh nhà cung cấp nước ngoài: Các nhà nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của quy định FSVP sẽ phải xác minh rằng nhà cung cấp của họ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm hiện hành của FDA, bao gồm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cần áp dụng cho nhà máy và việc thực phẩm không bị pha trộn hoặc dán nhãn sai về chất gây dị ứng.
- Bổ nhiệm người chịu trách nhiệm FSVP: Doanh nghiệp nhập khẩu phải chỉ định rõ cá nhân có năng lực hoặc bộ phận phụ trách trực tiếp quản lý và triển khai hiệu quả chương trình FSVP.
- Xây dựng kế hoạch FSVP: Thiết lập và duy trì hệ thống hồ sơ chi tiết về nhà cung cấp, quy trình sản xuất và các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm. Kèm theo đó là xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để xử lý và khắc phục khi phát hiện rủi ro hoặc sai phạm.
- Thực hiện hoạt động xác minh liên tục: Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm, kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất hoặc đánh giá xác minh từ bên thứ hai (đánh giá bởi khách hàng) và bên thứ ba (đánh giá bởi các tổ chức độc lập. Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ.
- Duy trì hồ sơ và tài liệu: Ghi chép đầy đủ, chi tiết và lưu trữ hệ thống hồ sơ liên quan đến các hoạt động xác minh, đánh giá nhà cung cấp. Hồ sơ phải được cập nhật định kỳ và luôn sẵn sàng cung cấp cho FDA khi được yêu cầu.
- Xử lý và khắc phục vi phạm: Nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm hoặc nhà cung cấp không đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp cần cân nhắc ngừng nhập khẩu hoặc thay đổi nhà cung cấp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tuân thủ yêu cầu đối với từng loại sản phẩm: Áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp với từng nhóm thực phẩm, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu rủi ro.
Hỏi đáp, giải đáp về chương trình FSVP
1. Phân biệt rõ 3 đại diện gồm: Đại diện FSVP Agent; Đại diện nhà nhập khẩu; Đại diện US Agent cho đăng ký mã số cơ sở xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo FDA
Đây là trường hợp đại diện cho 3 mục đích khác nhau, cụ thể:
Đại diện tại Mỹ (US Agent): là đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam (tức là đại diện cho nhà sản xuất ở nước xuất) muốn đăng ký mã số xuất khẩu vào Hoa Kỳ (là yêu cầu bắt buộc để đủ điều kiện đăng ký).
Đại diện nhà nhập khẩu: Là tổ chức/cá nhân đại diện cho nhà nhập khẩu (tại nước nhập khẩu) để thực hiện các thủ tục nhập khẩu.
Đại diện FSVP Agent: Là cá nhân/tổ chức thay mặt cho nhà nhập khẩu (đại diện cho nhà nhập khẩu chứ không phải cho nhà sản xuất ở nước xuất) để thực hiện chương trình đánh giá, xác minh nhà cung cấp theo chương trình FSVP (khi mà nhà nhập khẩu hoặc cả nhà sản xuất không thông thạo thủ tục, quy trình thực hiện theo FSVP thì cần có Đại diện FSVP Agent để thay mặt triển khai chương trình FSVP)
2. Nhà nhập khẩu FSVP có bắt buộc phải ở Hoa Kỳ không?
Có, theo điều luật 21 CFR 1.500 Nhà nhập khẩu FSVP bắt buộc phải ở Hoa Kỳ . Nhà nhập khẩu FSVP có thể là cá nhân cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh tại Hoa Kỳ.
3. Nhà nhập khẩu FSVP là ai?
Nhà nhập khẩu FSVP có thể là các cá nhân/tổ chức sau đây:
– Chủ sở hữu hoặc người nhận lô hàng thực phẩm tại Hoa Kỳ;
– Đại lý hải quan/logistic tại Hoa Kỳ mà đại diện cho chủ hàng;
– Đại diện cho chủ sở hữu lô hàng hoặc người nhận hàng nước ngoài tại thời điểm nhập cảnh.
Lưu ý: Những cá nhân và tổ chức này phải có văn bản tuyên bố đồng ý làm nhà nhập khẩu FSVP cho nhà xuất khẩu lô hàng thực phẩm.
4. Nhà hàng nhập khẩu thực phẩm để sử dụng có phải tuân thủ chương trình FSVP không?
Nếu nhà hàng đáp ứng các yêu cầu theo định nghĩa “Nhà nhập khẩu”. Và thực phẩm nhập khẩu không được miễn trừ theo 21CFR1.501. Thì nhà hàng đó vẫn phải tuân thủ các yêu cầu FSVP hiện hành.
Dịch vụ đánh giá, xác minh và chứng nhận FSVP theo luật FSMA là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ và nhà sản xuất tại nước xuất tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của FDA. Việc lựa chọn tổ chức chứng nhận và Đại diện FSVP Agent được chỉ định hợp pháp tại Hoa Kỳ (tuân thủ Đạo luật FSMA) sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu rủi ro pháp lý và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Nếu bạn cần hỗ trợ về chứng nhận FSVP, hãy liên hệ ngay với CGLOBAL để được hướng dẫn chi tiết và đảm bảo sự tuân thủ hiệu quả nhất!
Thông tin liên hệ
CGLOBAL tại Hà Nội
Địa chỉ: Biệt thự C10, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 0981 664 880 Email: hn.vn@cglobal.us
CGLOBAL tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 47 Trần Đình Tri, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Điện thoại: 023 6362 2668 Email: vpdn@tqc.vn
CGLOBAL tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0981 664 880 Email: hcm.vn@cglobal.us