Báo cáo phát triển bền vững (ESG: Environmental – Social – Governance)
Trong những năm gần đây, sự quan tâm của thị trường và những người làm chính sách với các vấn đề phát triển bền vững đã dẫn đến ngày càng nhiều các tổ chức triển khai thực hiện các hệ thống để theo dõi hiệu quả hoạt động về môi trường, xã hội của mình để công bố ra bên ngoài cho các bên liên quan. Việc công bố này cần tuân theo các chuẩn mực hoặc tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo tính tin cậy của các thông tin công bố. Tuy nhiên, không có một khung báo cáo thống nhất cho toàn bộ các công ty. Các khung báo cáo ESG phổ biến hiện tại bao gồm:
- GRI (Global Reporting Initiative)
- SASB (Sustainability Accounting Standards Board)
- TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures)
- CDP (Carbon Disclosure Project)
- ESRS (European Sustainability Reporting Standards)
Theo báo cáo của KPMG năm 2024 [1], GRI là khung báo cáo phổ biến nhất được sử dụng bởi 77% công ty trong nhóm 250 công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu, tỷ lệ này trong nhóm 100 công ty lớn nhất theo doanh thu ở 49 quốc gia được điều tra là 71%.
Nguồn: KPMG (2024)
Tổ chức có bắt buộc phải thẩm tra báo cáo ESG
Với báo cáo ESG công bố theo tiêu chuẩn GRI, tổ chức không bắt buộc phải thẩm tra chất lượng báo cáo trước khi công bố. Tuy nhiên, GRI khuyến khích việc thẩm tra độc lập, khách quan của bên thứ 3 đối với các báo cáo ESG. Điều này giúp tăng cường độ tin cậy của thông tin công bố báo cáo với người dùng dự kiến và các bên liên quan.
Báo cáo của KPMG cho thấy hơn một nửa số doanh nghiệp được điều tra (bao gồm 100 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất ở 49 quốc gia điều tra) và 69% công ty trong nhóm 250 công ty vốn hoá lớn nhất thị trường sử dụng dịch vụ thẩm tra độc lập và công bố báo cáo thẩm tra đảm bảo cho báo cáo ESG của mình.
Tỷ lệ các công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau công bố báo cáo thẩm tra cho báo cáo ESG
Nguồn KPMG (2024)
Lợi ích của việc thẩm tra báo cáo ESG
Nếu một tổ chức sử dụng các tiêu chuẩn GRI để công bố báo cáo phát triển bền vững của họ, thẩm tra báo cáo bởi bên thứ ba độc lập mang lại nhiều lợi ích:
- Kiểm tra xác nhận tính chính xác và khả năng so sánh của dữ liệu được báo cáo nhằm đạt được sự nhất quán và phù hợp với các báo cáo khác.
- Kiểm tra xác nhận rằng các chủ đề trọng yếu và các chỉ số theo GRI đã được kiểm tra toàn diện theo đúng tiêu chuẩn
- Kiểm tra xác nhận rằng các tuyên bố trong báo cáo là chính xác và trung thực
- Giúp tổ chức xác định các lĩnh vực cải thiện theo nguyên tắc của GRI
- Nâng cao độ tin cậy của báo cáo khi giải thích lý do và nội dung của quá trình đảm bảo.
Dịch vụ thẩm tra báo cáo ESG
Cung cấp dịch vụ thẩm tra bên thứ 3 độc lập, khách quan cho báo cáo ESG của các tổ chức nhằm tăng cường độ tin cậy của dữ liệu ESG được công bố, mang lại sự đảm bảo cho ban lãnh đạo, cổ đông và các bên liên quan có cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Tại sao lựa chọn CGLOBAL
- CGLOBAL là thành viên được công nhận của GRI (Global Reporting Initiative).
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực: kiểm toán tài chính, chứng nhận các hệ thống quản lý và chuyên gia phát triển bền vững được công nhận bởi GRI (GRI Certified Sustainability Professional).
- Tổ chức thẩm tra thông tin khí nhà kính được công nhận quốc tế.
Nhận báo giá ngay từ CGLOBAL
Quy trình thẩm tra báo cáo ESG
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu thẩm tra từ khách hàng
Bước 2: Nhóm chuyên gia thẩm tra tiến hành phỏng vấn với khách hàng nhằm tìm hiểu cấu trúc của tổ chức và các quá trình thu thập dữ liệu, chuẩn bị báo cáo
Bước 3: Thống nhất kế hoạch làm việc với khách hàng nhằm đảm bảo việc tổ chức kiểm tra thông tin và dữ liệu diễn ra hiệu quả và tối ưu nhất.
Bước 4: Tập trung vào việc kiểm tra xác nhận các chỉ số GRI nhằm đảm bảo độ tin cậy và khả năng truy cập thông tin được trình bày trong báo cáo, hiểu rõ tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin hiệu quả để đáp ứng sự quan tâm của các bên liên quan.
Bước 5: Ban hành báo cáo đảm bảo và có thể tích hợp vào phiên bản cuối cùng của báo cáo ESG để công bố công khai.
Câu hỏi thường gặp về dịch vụ thẩm tra ESG
Q1: Dịch vụ này phù hợp với những loại hình doanh nghiệp nào?
- Phù hợp với cả doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, năng lượng và công nghệ.
Q2: Thời gian thẩm tra và thẩm định báo cáo ESG mất bao lâu?
- Thời gian phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của báo cáo, trung bình từ 2-4 tuần.
Q3: Báo cáo ESG có bắt buộc không?
- Dù chưa bắt buộc ở nhiều quốc gia, nhưng báo cáo ESG đang ngày càng được yêu cầu bởi nhà đầu tư và các thị trường lớn.
Để biết thêm thông tin về Dịch vụ thẩm tra báo cáo ESG vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Nguồn báo cáo của KPMG năm 2024: [1] https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmgsites/xx/pdf/2024/11/the-move-to-mandatory-reporting-web-copy.pdf.coredownload.inline.pdf
Thông tin liên hệ
CGLOBAL tại Hà Nội
Địa chỉ: Biệt thự C10, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 0981 664 880 Email: hn.vn@cglobal.us
CGLOBAL tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 47 Trần Đình Tri, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Điện thoại: 023 6362 2668 Email: vpdn@tqc.vn
CGLOBAL tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0981 664 880 Email: hcm.vn@cglobal.us