CTPAT là một chương trình
an ninh chuỗi cung ứng tự nguyện dựa trên sự tin tưởng. Chương trình CTPAT mở rộng
phạm vi cho các thành viên của cộng đồng thương mại có thể chứng minh sự tối ưu
hóa và chặt chẽ trong các phương pháp an ninh chuỗi cung ứng và đảm bảo không gặp
bất kỳ sự kiện nguy hiểm liên quan đến an ninh khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Chương trình CTPAT là gì?

CTPAT là viết tắt của cụm từ Customs-Trade Partnership Against Terrorism – được hiểu là chương trình đối tác Hải quan – Thương mại chống khủng bố.
Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP- Custom and Border Protection) yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện toàn bộ các yêu cầu thực hành bảo mật trong hoạt động và giao tiếp, đồng thời xác minh những nguyên tắc an ninh từ các đối tác kinh doanh của mình trong chuỗi cung ứng.
Mục tiêu của chương trình an ninh CTPAT
C-TPAT bao gồm các yêu cầu an ninh tối thiểu được Chính phủ và các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ đề xuất với mục đích thiết lập mối quan hệ hợp tác vì mục tiêu tăng cường và cải thiện an ninh chuỗi cung ứng quốc tế nói chung và an ninh biên giới nước Mỹ nói riêng.
Những nội dung chính của chương trình CTPAT
Những
nội dung này được lên thiết kế nhằm cung cấp một khung mô
hình cơ bản cho các nhà sản xuất nước ngoài, giúp họ tạo ra các hoạt động an
ninh hiệu quả nhằm tối ưu hóa hiệu suất trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu chính là giảm thiểu rủi ro liên quan
đến mất mát, trộm cắp, buôn lậu và nguy cơ khủng bố tiềm ẩn.
Mỗi lĩnh
vực đăng ký chương trình CTPAT có những tiêu chí tối thiểu
- Tầm nhìn và Trách nhiệm bảo mật
- Đánh giá rủi ro
- Đối tác kinh doanh
- An ninh mạng
- Bảo mật cho Phương tiện vận
chuyển và Công cụ Vận tải Quốc tế
- Bảo vệ niêm phong
- Bảo mật theo Thủ tục
- An ninh nông nghiệp
- Anh ninh thực thể
- Kiểm soát tiếp cận vật chất
- An ninh nhân sự
- Đào tạo an ninh và nhận thức về mối đe dọa
Đối tượng doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình CTPAT
Doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn CTPAT với khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo mật, an ninh, an toàn nhất định. Doanh nghiệp tại Việt Nam có thể áp dụng Tiêu chuẩn CTPAT tự nguyện hoặc các doanh nghiệp cần phải tham gia cam kết theo tiêu chuẩn CTPAT tương ứng với ngành nhất định sau:
1. Hãng hàng không
2. Hãng vận tải đường cao tốc
3. Hãng vận chuyển đường dài ở Mexico
4. Hãng đường sắt
5. Hãng vận tải đường biển
6. Người gom hàng (Người gom hàng bằng đường hàng không, Trung gian vận tải đường biển và Hãng hàng không vận hành bằng tàu biển (NVOCC)
7. Môi giới hải quan
8. Nhà xuất khẩu
9. Các nhà sản xuất nước ngoài
10. Nhà nhập khẩu
11. Cảng vụ hàng hải và các nhà khai thác bến cảng
12. Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL)
Yêu cầu tối thiểu để áp dụng Tiêu chuẩn CTPAT
Khi doanh nghiệp áp dụng Tiêu chuẩn CTPAT vào hệ thống quản lý an ninh sẽ đảm bảo các công tác xác định các lỗ hổng bảo mật và thực hiện các biện pháp an ninh tối ưu nhất. Doanh nghiệp cần phải giải quyết các vấn đề về bảo mật và trình bày hồ sơ bảo mật bao gồm cả kế hoạch hành động đề điều chỉnh hoạt động an ninh trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Checklist các hồ sơ tối thiểu doanh nghiệp cần có để tham gia vào CTPAT:
● Hồ sơ pháp lý gồm giấy phép kinh doanh và sơ đồ nhà xưởng;
● Tài liệu về tầm nhìn, cam kết và trách nhiệm an ninh hàng hóa;
● Tài liệu về nhà cung ứng, nhà thầu và đơn vị vận tải;
● Các quy trình, chính sách về an ninh mạng, hệ thống công nghệ thông tin;
● Tài liệu về An ninh phương tiện giao thông vận tải và công cụ giao thông quốc tế.
● Tài liệu về an ninh con dấu
● Các quy trình an ninh / An ninh nông nghiệp / An ninh vật lý
● Các quy trình kiểm soát tiếp cận vật lý
● Các quy trình an ninh nhân sự
● Quy trình nhận thức, đào tạo và giáo dục

Thủ tục đánh giá chứng nhận xác nhận tuân thủ CTPAT

Doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận xác nhận tuân thủ CTPAT cần thực hiện những thủ tục sau:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành lập đầy đủ hồ sơ đánh giá rủi ro bảo mật theo tiêu chuẩn.
Bước 2: Đăng ký đánh giá xác nhận tuân thủ qua Tổ chức đánh giá ( Chương trình đánh giá tự nguyện)
Bước 3: Doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ bảo mật chuỗi cung ứng.
Trong đó hồ sơ được giải thích rõ các hoạt động đáp ứng các tiêu chí bảo mật tối thiểu theo CTPAT của doanh nghiệp.
Bước 4: Tổ chức đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp so với các yêu cầu trong Tiêu chuẩn CTPAT
Bước 5: Xem xét và cấp chứng nhận “Certificate of compliance to CTPAT”
Doanh nghiệp cung cấp “Certificate of compliance to CTPAT” cho khách hàng, đối tác để đăng ký tham gia vào chương trình thành viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) nếu cần. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu của Tiêu chuẩn, giấy chứng nhận CTPAT của doanh nghiệp sẽ được xác nhận trong 1 năm.
Chứng nhận xác nhận tuân thủ CTPAT được đánh giá và cấp chứng nhận bởi Tập đoàn CGLOBAL. Xem thêm đánh giá chứng nhận C-TPAT tại đây: https://cglobal.vn/danh-gia-chung-nhan-c-tpat
Thông tin liên hệ
CGLOBAL tại Hà Nội
Địa chỉ: Biệt thự C10, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0981 664 880
Email: hn.vn@cglobal.us
CGLOBAL tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 232/1/33 đường Bình Lợi, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0981 664 880
Email: hcm.vn@cglobal.us